CÔNG THỨC TÍNH
HÀ ĐỒ - TIÊN THIÊN BÁT QUÁI THÀNH LẠC THƯ - HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Viên Như
Đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền Tác giả
Giấy chứng nhận số: 6382/2017/QTG/21-12-2017
Giấy chứng nhận số: 6382/2017/QTG/21-12-2017
I. Dẫn nhập.
Dịch học là một triết học lấy lý thuyết âm dương làm căn bản, tương truyền rằng Phục Hy (2852 TCN) thấy con long mã trôi trên sông mà làm ra Hà đồ - Tiên thiên Bát quái, còn Lạc thư do vua Đại Vũ (Nhà Hạ 2205 – 2198 TCN), thấy con rùa quý trôi trên sông Lạc mà làm ra, nhưng Hậu thiên Bát quái lại do Văn Vương (1090 TCN – 1050 TCN) làm ra khi bị giam trong ngục Dữu Lý, như vậy Lạc Thư ra đời sau Hà Đồ hơn 600 năm và Hậu thiên Bát quái ra đời sau Lạc Thư cả 1000 năm!
Trong dịch học có hai sơ đồ căn bản là Hà đồ -
Tiên thiên Bát quái và Lạc thư – Hậu thiên Bát quái. Hà đồ - Tiên thiên Bát
quái là một sơ đồ mà hầu như xưa nay mọi người mặc nhiên chấp nhận, cho dù nguồn
gốc của nó chỉ là truyền thuyết. Lạc thư - Hậu
thiên Bát quái là sơ đồ được áp dụng trên mọi mặt của đời sống,
từ phong thủy, tử vi, xem ngày, tháng, thời tiết, cưới hỏi, ma chay v.v.. mặt
dù nó có vai trò quan trọng như thế nhưng cho đến nay ở Trung Hoa, Việt Nam
cũng như trên thế giới trên 5000 năm qua không có sách vở nào giải thích vì sao
có sơ đồ đó, giữa Lạc thư – Hậu thiên bát quái và Hà đồ - Tiên thiên Bát quái
có liên hệ gì hay không. Không biết nhưng người ta vẫn tin rằng sơ đồ đó là
chính xác; đồng thời đem ra áp dụng trên mọi mặt của đời sống và lưu truyền
hàng ngàn năm qua cho đến ngày nay. Tuy nhiên gần đây có nhiều người nghiên cứu
dịch học cho rằng sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên Bát quái hiện hành là không đúng, vì vậy họ nổ lực đưa ra nhiều
sơ đồ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa thuyết phục được những người nghiên cứu
dịch học. Trong nghiên cứu này, tôi sẽ trình bày, chứng minh cho
thấy sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên Bát quái hiện hành là chính xác; đồng thời đưa ra công thức tính
tiến trình biến dịch âm dương từ Hà đồ - Tiên thiên Bát quái
sang Lạc thư - Hậu thiên Bát quái một cách hệ thống, nói theo
ngày nay là tiến trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải tùy tiện.
II. Hà
đồ - Thiên thiên Bát quái.
Theo truyền thuyết tác Dịch của Trung Hoa, Phục Hy
(2852 TCN) thấy con long mã trôi trên sông mà làm ra Hà đồ - Thiên thiên Bát
quái với những khái niệm như sau:
Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.
Trời 1 sinh Thủy, Ðất thành 6.
Ðất 2 sinh Hỏa, Trời thành 7.
Trời 3 sinh Mộc,
Ðất thành 8.
Ðất 4 sinh Kim, Trời thành 9.
Trời
5 sinh Thổ, Ðất thành 10
1.
Sơ đồ Hà đồ - Tiên thiên Bát quái.
Đây là một sơ đồ biểu thị cho bản thể của vũ trụ được người xưa đúc kết, từ đó đến nay không có sự thay đổi nào, cụ thể như sau:
2. Lý tính theo hình thể.
Về hình thể, sơ đồ vũ trụ được
người xưa thể hiện bởi hai khái niệm.
A. Tròn, tượng trưng cho Dương – Trời
B. Vuông, nội tiếp trong vòng tròn,
tượng trưng cho Âm – Đất
3. Trục. Gồm các quái và lý tính của
nó.
Hà đồ có 4 trục:
1-Tung – Càn - 2-7 , Khôn –
1-6.
2
-Hoành – Ly 3-8, Khảm 4-9.
3 -Tả - Đoài Chấn. Không có lý số.
4 - Hữu – Tốn Cấn. Khống có lý số.
5. Bốn phần
trong Hà đồ.
Hai trục Tung Hoành chia vòng tròn, tượng
trưng cho vũ trụ, thành bốn phần bằng nhau, tạm gọi bốn phần là A.B.C.D. Gọi
theo hiện nay là mỗi phần 90 độ, bốn phần là 360 độ. Trên cơ sở này người ta
tính đường đi của các quái thông qua việc các trục bị xoay trên trục dồng tâm
khi tương tác âm dương.
6. Sự tương tác âm dương nội
tại và ngoại tại của các trục trong Hà đồ.
A. Nội tại: Hà đồ.
4- Hữu - Âm tương tác với 1-
Tung - Dương.
1- Tung - Dương, tương tác với 2-
Hoành -Âm.
2- Hoành - Âm tương tác với 3-Tả - Dương.
3- Tả - Dương tương tác với 4- Hữu
- Âm,
Do đây là Hà đồ nên các trục
xoay theo chiều ngược kim đồng hồ hay xoay sang trái.
B. Ngoại tại: Lạc thư.
1- Tung - Dương, tương tác với 4- Hữu
- Âm.
4- Hữu - Âm tương tác với 3-Tả
- Dương.
3-Tả - Dương tương tác
với 2- Hoành - Âm.
2- Hoành - Âm, tương tác với 1-
Tung - Dương.
Do đây là Lạc thư nên các trục
xoay theo chiều kim đồng hồ hay xoay sang phải.
7. Minh họa tiến trình tương tác nội tại và ngoại tại của 4 trục của sơ
đồ vũ trụ.
8. Phương hướng
và năm hành trong sơ đồ vũ trụ, Hà đồ và Lạc thư.
Sơ đồ vũ trụ được thể hiện theo tứ phương, cụ
thể Nam trên, Bắc dưới, Đông trái, Tây phải. Đây không phải là sơ đồ địa lý, mà
là dịch lý, như: Trời trên, Đất dưới, Tả Dương, Hữu Âm. Nam Hỏa, khí nhẹ ở
trên, Bắc Thủy, khí nặng ở dưới.
9. Xác định thể
và dụng của Hà đồ và Lạc thư.
Theo
kinh Dịch, người xưa quy định.
Hà Đồ thể viên nhi dụng phương. 河 圖 體 圓 而 用 方.
Hà đồ
thể tròn – dương, dụng vuông – âm.
Lạc
Thư thể phương nhi dụng viên. 洛 書 體 方 而 用 圓.
Lạc thư thể
vuông – âm dụng tròn – dương.
10. Xác định các quái thuộc
thể và dụng của Hà đồ và Lạc thư.
Thể của Hà đồ là Tung
- Càn Khôn
Thể
của Lạc thư là Hữu - Khôn Càn.
Dụng của Hà đồ Hoành
- Khảm Ly.
Dụng
của Lạc thư là Tung - Ly Khảm.
III. Công thức tính Lạc thư – Hậu thiên Bát quái từ Hà đồ - Tiên thiên Bát quái, hay Càn Khôn hóa Khảm
Ly.
Trước
hết ta cần biết rằng trong quy luật mà người xưa đã quy định, căn cứ vào triết
lý âm dương, đối với Hà đồ thì tiến trình biến dịch đi ngược kim đồng hồ hay
xoay bên trái, đối với Lạc thư, các quái đi thuận kim đồng hồ hay xoay bên phải.
1. Tiến trình Càn Khôn hóa Khảm
Ly.
Hậu thiên bát quái được hình thành do Âm làm
cuộc chỉnh lý lên làm trục chính của vũ trụ, sự biến dịch này tạo ra sự thay đổi
thể và dụng của bản thể làm cho Hà đồ - Tiên thiên Bát quái thành Lạc thư – Hậu thiên Bát quái hay Càn Khôn Hóa
Khảm Ly. Tiến trình biến dịch đó theo sự tương tác âm dương ngoại tại của các
trục như đã trình bày tại điểm 6 phần II. Áp dụng nguyên tắc tương tác âm dương ngoại tại của các trục như
đã trình bày tại điểm 6 phần II ta có công thức sau:
1 tương tác với 4,
4 tương tác với 3,
3 tương tác với 2,
2 tương tác với 1.
1 tương tác với 4,
4 tương tác với 3,
3 tương tác với 2,
2 tương tác với 1.
Cụ
thể là:
-
Tung - Càn Khôn - Dương, tương tác với Hữu - Tốn Cấn - Âm, thành Hữu - Khôn Càn
- Âm.
- Hữu
-Tốn Cấn -Âm, tương tác với Tả - Đoài Chấn
- Dương, thành Tả - Cấn Tốn - Dương.
- Tả
- Đoài Chấn-Dương, tương tác với Hoành - Ly Khảm -Âm, thành Hoành - Chấn Đoài-Âm.
-
Hoành-Ly Khảm -Âm, tương tác với Tung-Càn Khôn-Dương, thành Tung - Khảm Ly -
Dương.
2 . Minh họa và giải thích
tiến trình Càn Khôn hóa Khảm Ly.
Trong
vũ trụ chỉ có hai nghi âm dương mà thôi, đại diện cho nó là hai quái Càn Khôn,
gọi là hai quái nguyên thể, còn các quái Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Chấn, Đoài chỉ là
hình ảnh của hai quái nguyên thể sinh ra trong quá trình tương tác mà thôi, do
đó mọi biến dịch phải bắt đầu từ Càn Khôn.
A. Tung - Càn Khôn - Dương
tương tác với Hữu - Tốn Cấn – Âm thành Hữu - Khôn Càn - Âm.
Để trùng với trục Hữu, Tung
phải xoay sang phải 180 độ. Sở dĩ nó quay 180 độ là vì Tung và Hữu cùng chiếm
hai phần B,D. Nói khác hơn trục Tung đồng tâm với trục Hữu.
B. Hữu -Tốn Cấn – Âm, tương tác với Tả - Đoài - Chấn – Dương, thành Tả - Cấn
Tốn - Dương.
Để trùng với Tả, Hữu phải xoay sang phải 360 độ.
Sở dĩ nó quay 360 độ là vì Hữu chiếm hai phần B,D và Tả chiếm hai phần A,C. Nói
khác hơn là vì trục Hữu đồng tâm với trục Tung và Tả, do đó nếu Hữu xoay 180 độ
mới trùng với Tung, vì vậy phải xoay thêm 180 độ nữa mới trùng với Tả.
C. Hoành - Ly Khảm – Âm,
tương tác với Tung - Càn Khôn – Dương, thành Tung - Khảm Ly - Dương.
Để
trùng với Hoành, Tả phải xoay sang phải 90 độ. Sở dĩ nó quay 90 độ là vì Tả chiếm
hai phần A,C nhưng bị chia hai bởi
Hoành, vì vậy nó chỉ xoay 90 độ ở phần C mà thôi. Nói khác hơn trục Tả đồng tâm với trục Hoành.
D. Hoành - Ly Khảm – Âm,
tương tác với Tung - Càn Khôn – Dương, thành Tung - Khảm Ly - Dương.
Để trùng với trục Tung, Hoành phải xoay sang
phải 90 độ. Sở dĩ nó quay 90 độ là vì Hoành chiếm phần A,B, nhưng bị trục Tung
chia hai, vì vậy nó chỉ xoay 90 độ ở phần A mà thôi. Nói khác hơn là vì trục
Hoành đồng tâm với Tung.
Riêng 5-10 là lý số của trung tâm, do đó nó có
mặt tại trung tâm nhưng chỉ lý số 5, còn lý số 10 là lý số của bản thể, vì Lạc
thư thể Âm. Cụ thể là ta cộng lý số của hai hướng đối nhau sẽ là 10, như 2+8.
3+7 v.v…
Tiến
trình biến dịch này làm cho Hà đồ - Tiên thiên Bát quái thành Lạc thư – Hậu
thiên Bát quái hay Càn Khôn hóa Khảm Ly.
Tiến
trình biến dịch này đã chỉ ra vị trí của các quái trong Hậu thiên, nhưng còn một
vấn đề nữa đặt ra là tại sao các lý số từ Hà đồ sang Lạc thư lại có vị trí như
sơ đồ thể hiện.
Theo Hà đồ, trục
Hoành - Âm có hai nhóm lý số, Đông – 3-8, Tây – 4-9. Vì trục Hoành - Âm nên khi
đi chỉ mang theo lý số Âm, tức 4-9.
Theo Hà đồ, trục
Tung – Dương, có hai nhóm lý số, Bắc – Âm 1-6, Nam – Dương 2-7. Vì trục Tung –
Dương nên khi ra đi chỉ đem theo lý số Dương, tức 2-7.
Vị trí của lý
số trong sơ đồ vũ trụ theo lý tính âm dương không bao giờ thay đổi, cho dù nó ở
trạng thái nào trong vũ trụ, Hà đồ hay Lạc
thư, cụ thể số Dương 1,3,7,9 luôn luôn nằm trên vòng tròn - Dương, còn số Âm 2,4,6,8
luôn luôn nằm trên hình vuông - Âm. Vì vậy ta thấy lý số 2 phải nằm tại Khôn và
4 nằm tại Tốn là vì 1-6 và 3-8 đã có sẳn rồi. Có nghĩa là nó chỉ đứng vào chổ
trống phù hợp với phương hướng và lý tính của nó mà thôi.
Trục Tả 3 –
Dương và Hữu 4 - Âm không có lý số, do đó khi biến dịch chúng chỉ mang theo các
quái mà thôi.
2. Sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên Bát quái.
Lạc thư có 4
trục:
Hữu – Khôn Càn
– Lý số 2 – 6.
Tả - Cấn Tốn –
Lý số 4 – 8.
Hoành – Chấn
Đoài– Lý số 3-7.
Tung – Khảm Ly
– Lý số 1-9.
Vì vuông tượng
trưng cho âm – Lạc thư, Khôn Càn nằm trên trục Hữu - Âm nên Lạc thư thể âm mà dụng
dương.
CÔNG THỨC TÍNH
LẠC THƯ – HẬU THIÊN BÁT QUÁI THÀNH HÀ ĐỒ - TIÊN THIÊN BÁT QUÁI HAY CÒN GỌI LÀ KHẢM LY HÓA CÀN KHÔN
Lạc
thư – Hậu thiên Bát quái là thế giới hiện tượng, có nghĩa là thế giới có sinh
có tử. Sinh là từ bản thể tức Hà đồ sinh ra, Tử là quay về với bản thể tức Hà đồ.
Có nghĩa là Trục Dụng - Khảm Ly tượng trưng cho thế giới hiện tượng, khi Khảm
Ly lên chiếm Tung, nó tượng trưng cho một sinh thể được sinh ra. Theo sự vận
hành của tứ tượng, Khảm Ly lần đi qua A, D, C, B tương đương với thành, trụ, hoại,
không hay sanh lão, bệnh, tử thì Khảm Ly quay về vị trí củ, có nghĩa là hết một
vòng đời thì quay về với bản thể hay Hà đồ, hay ta thường gọi là Khảm Ly hóa
Càn Khôn.
1. Tiến trình Khảm Ly hóa
Càn Khôn.
Ở
trên là tiến trình biến dịch âm dương ngoại tại của các trục trong Hà đồ - Tiên
thiên Bát quái mà thành Lạc thư – hậu thiên Bát quái. Khi tiến trình này đi ngược
lại chính là tiến trình Lạc thư – Hậu thiên Bát quái thành Hà đồ - Tiên thiên
Bát quái, hay còn gọi là Khảm Ly hóa Càn Khôn. Tiến
trình biến dịch đó theo sự tương tác âm dương nội tại của các trục như đã trình
bày tại điểm 6 phần II. Áp dụng nguyên tắc tương tác âm dương nội tại của các trục như đã trình bày tại điểm 6 phần
II ta có công thức sau:
4 tương tác với 1,
1 tương tác với 2,
2 tương tác với 3,
3 tương tác với 4.
4 tương tác với 1,
1 tương tác với 2,
2 tương tác với 3,
3 tương tác với 4.
Cụ
thể là:
- Hữu
– Khôn Càn –Âm, tương tác với Tung – Khảm Ly –Dương, thành Tung – Càn Khôn –
Dương.
-
Tung – Khảm Ly –Dương, tương tác với Hoành
– Chấn Đoài –Âm, thành Hoành – Ly Khảm – Âm.
-
Hoành – Chấn Đoài –Âm, tương tác với Tả - Cấn Tốn – Dương, thành Tả–Đoài Chấn –
Dương.
- Tả
- Cấn Tốn –Dương, tương tác với Hữu – Khôn Càn – Âm, thành Hữu – Tốn Cấn – Âm.
2. Minh họa và giải thích tiến trình Khảm Ly hóa Càn Khôn.
Như đã nói
trên, mọi biến dịch phải bắt đầu từ Càn Khôn, vì đây là hai quái tượng trưng
cho âm dương nguyên thể.
A. Hữu - Khôn Càn -Âm tương tác với Tung - Khảm Ly - Dương thành
Tung – Càn Khôn – Dương.
Để
trùng với Tung Hữu phải xoay sang trái 180 độ, vì Hữu và Tung cùng chiếm hai phần
B,D trong vũ trụ, nói khác hơn trục Hữu đồng tâm với trục Tung. Khi đi Càn Khôn
mang theo lý số là 2-7, khi về nó cũng đem lý số 2-7 về.
B. Tung - Khảm Ly - Dương tương tác với Hoành - Chấn Đoài - Âm thành Hoành - Ly Khảm
- Âm.
Để trùng với Hoành, Tung phải sang trái 90 độ, vì Tung chiếm hai phần A,C nhưng bị Hoành
chia làm hai, nói khác hơn là vì trục Tung đồng tâm với trục Hoành. Khi đi Khảm
Ly mang theo lý số là 4-9, khi về nó cũng mang lý số 4-9 về.
C. Hoành – Chấn Đoài –Âm tương tác với Tả - Cấn Tốn -Dương thành Tả–Đoài
Chấn – Dương.
Để trùng với Tả, Hoành phải sang trái
90 độ, vì Tả chiếm hai phần A,C nhưng bị Hoành chia làm hai, nói khác hơn là trục
Hoành đồng tâm với trục Tả. Tả trước đây không có lý số nên giờ cũng về không
lý số.
D. - Tả - Cấn Tốn -Dương
tương tác với Hữu – Khôn Càn – Âm thành Hữu – Tốn Cấn – Âm.
Để trùng với Hữu, Tả phải xoay sang trái 360 độ, vì Tả chiếm
hai phần A,C và Hữu chiếm hai phần B,D, nói khác hơn là vì trục Tả đồng tâm với
trục Tung và Hữu. Do đó nếu Tả xoay 180 độ mới trùng với Tung, vì vậy phải xoay
thêm 180 độ nữa mới trùng với Hữu. Hữu trước đây không có lý số nên giờ về cũng
không có lý số.
3. Sơ đồ Hà đồ - Tiên thiên bát quái.
4. Kết luận.
Với những gì đã trình bày trên chứng minh rằng hai sơ đồ Hà
đồ - Tiên thiên Bát quái và Lạc thư – Hậu thiên Bát quái được lưu hành hàng
ngàn năm qua là hoàn toàn hợp lý, vấn đề là người kế thừa, do không có sách vở
nào ghi lại các phương thức tính toán theo dịch học cho hai sơ đồ đó, vì vậy trải
dài hơn 5000 ngàn năm qua không ai biết vì sao có Lạc thư – Hậu thiên Bát quái,
hay ta có thể gọi Càn Khôn hóa Khảm Ly, cũng chính vì vậy mà người ta cũng không
có một giải thích nào về Khảm Ly hóa Càn Khôn là tiến trình nào trong dịch học.
Những gì trình bày trên chứng minh cho thấy Lạc Thư – Hậu thiên bát quái được
hình thành từ Hà đồ - Tiên thiên bát quái do sự tương tác âm dương giữa các trục,
tiến trình này diễn ra một cách khách quan chứ không phải là do người xưa tùy
tiện sắp xếp, do đó nó không thể thay đổi bất cứ một quái hay một lý số nào từ
chổ này sang chổ khác. Chứng minh này cũng cho thấy rằng truyền thuyết về tác dịch,
cụ thể Lạc thư và Hậu Thiên bát quái của Trung Hoa chỉ là những thông tin lượm
lặt trong dân gian mà thôi; đồng thời với chứng minh này cho thấy Hà đồ và Lạc
thư chỉ do một dân tộc làm ra, dĩ nhiên Hà đồ có trước và Lạc thư có sau, nhưng
khi đưa vào áp dụng rộng rãi trong cuộc sống thì cả hai đều đã hình thành, vì
Hà đồ thuộc Âm, Lạc thư thuộc Dương, Âm Dương không bao giờ rời nhau được, tất
nhiên người xưa thừa khả năng hiểu điều đó, bởi vì nếu không như vậy thì làm
sao mà họ có thể nghĩ ra cả một hệ thống dịch học, trong đó có những cái mà
hàng mấy ngàn năm không ai biết được vì sao nó được hình thành, nhưng con người
vẫn tin và áp dụng trên mọi mặt của đời sống, Lạc thư – Hậu thiên Bát quái là một
điển hình.
Tôi đã tìm ra quy trình này trong quá trình nghiên cứu trống
đồng Ngọc Lũ, trong đó chứa đựng đầy đủ các khái niệm của hệ thống dịch học, đặc
biệt Hà đồ đã được người Việt cổ ghi lại một cách cụ thể, điều này tôi đã trình
bày trong cuốn sách đã xuất bản “Người Việt chủ nhân của Dịch học và chữ
Vuông”.
Theo tôi, Hà đồ và Lạc thư đã được người Lạc Việt hoàn
thành tại Dương Tử, nơi mà người Lạc Việt đã sinh sống hàng ngàn năm trước khi
vượt dãy ngũ lĩnh để lên sống trong vùng đất Trong Nguồn và núi Thái (Long Đại
Nham). Chỉ khi đến đây hệ thống chữ viết mới hoàn thiện, do đó ta không có gì lạ
khi mà ngày nay các Giáp Cốt văn, cũng như truyền thuyết Phục Hy, một người Lạc
Việt, đã làm ra dịch học trên vùng đất này. Nói như thế có nghĩa là tôi có bằng
chứng đáng tin cậy về khảo cổ học để chứng minh cho điều ấy, chứ không phải là
suy đoán một cách cảm tính, tuy nhiên vì phần này chỉ nói về Lạc thư – Hậu
thiên bát quái nên chỉ trình bày đến đây mà thôi, còn những phần khác sẽ trình
bày trong dịp khác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét